Tóm lại, chúng ta có 4 phiên bản khác nhau về sự công bằng, dựa trên quá trình, kết quả, sự bình đẳng và sự hợp tình hợp lý. Bạn đã bắt đầu cảm thấy có chút gì thông cảm với nhà quản lý mà bạn từng nhận định là bất công chưa?
Bạn không biết nên áp dụng phiên bản nào, công thức nào? Hãy để mục tiêu của bạn quyết định!
Nếu bạn muốn thúc đẩy sự kết nối và tinh thần làm việc nhóm, cách phân chia công việc dẫn đến bình đẳng kết quả có thể là cách tiếp cận hữu dụng. Chia sẻ lợi nhuận là một phương pháp chung để tưởng thưởng cho cả nhóm đã đạt được thành công thông qua sự hợp tác cùng nhau.
Còn nếu bạn muốn thúc đẩy nhân viên để từng cá nhân đạt được năng suất cao nhất, bạn có thể chọn cách áp dụng một quá trình đưa ra quyết định hợp tình hợp lý. Chẳng hạn như tưởng thưởng cho một cá nhân xứng đáng để họ có thể đạt đến nỗ lực tối đa.
Dù bạn đã cố gắng hết sức để đưa ra những quyết định công bằng nhất, không có gì đảm bảo rằng cả đội ngũ của bạn nghĩ giống như cách bạn nghĩ. Đừng phạm sai lầm là để cho những quyết định của bạn “tự truyền thông” cho chính nó.
Dù bạn đang muốn thúc đẩy sự bình đẳng hay sự nỗ lực của cá nhân, hãy nói cho các thành viên trong đội ngũ của bạn biết về định hướng đó, hãy truyền đạt cho họ biết những điều bạn đang suy nghĩ.
Vì sự minh bạch sẽ giúp gia tăng niềm tin và nó quan trọng hơn nhiều so với những chi tiết cụ thể trong quá trình ra quyết định.
Và cuối cùng, tất cả chúng ta phải học được một điều rằng, cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Là một nhà quản lý, bạn sẽ học được điều này sớm hơn những người khác.
Bạn sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn mà có vẻ như không có giải pháp nào là lý tưởng và kết quả của nó sẽ được một số người nhìn nhận là công bằng, còn một số người thì cho rằng nó bất công.
Đừng quá khắt khe với bản thân. Miễn sao bạn suy nghĩ cẩn thận về nhu cầu của tổ chức và đưa ra đánh giá một cách khách quan hết sức có thể, bạn đã làm tốt công việc của mình! Bạn sẽ luôn có cơ hội để khôi phục lại sự cân bằng ở quyết định sau.